'Hậu quả nâng điểm thi không thể đo, tội của người gian lận rất nặng'

"Tội của những người gian lận nặng lắm, đó là tội triệt tiêu cơ hội của những người tài giỏi đích thực có thể phát triển", tiến sĩ Nguyễn Viết Chức nói.
Bên lề Hội nghị phản biện về Luật Giáo dục (sửa đổi) ngày 22/4, tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ về những lùm xùm quanh việc gian lận điểm thi ở một số địa phương như Sơn La, Hòa Bình...
Phải có tiền hoặc có quyền

- Thưa tiến sĩ, với hàng chục năm gắn bó với ngành giáo dục, ông nghĩ sao khi những thí sinh được nâng điểm được phát hiện, như ở Sơn La, đều là con của cán bộ, lãnh đạo?

- Về mặt suy diễn, tôi không phản đối quan điểm của dư luận xã hội. Thậm chí có người đã hỏi tôi: "Một người nông dân bình thường thì con họ có thể được nâng điểm không? Chắc phải có tiền, có quyền, chứ người bình thường không thể nâng được".

Tôi trả lời rằng, họ nói có lý, nhưng xét về pháp luật phải chờ cơ quan điều tra làm rõ.
'Hau qua nang diem thi khong the do, toi cua nguoi gian lan rat nang' hinh anh 1
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức cho rằng rất khó tính được hậu quả của gian lận điểm thi. Ảnh: Hoài Thu.